Những thông tin liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị ven sông Hồng đã khiến thị trường bất động sản ven đô tăng chóng mặt.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, quy hoạch thành phố ven sông Hồng của Hà Nội có những nét tương đồng với Seoul Hàn Quốc cách đây 50-70 năm. Nhận định về cơ hội phát triển này, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô về vùng quy hoạch để đầu tư đất. Tuy nhiên, đây liệu có là mỏ vàng cho giới đầu cơ không? Hay là con dao hai lưỡi? Quy hoạch này liệu có giúp thị trường bất động sản Hà Nội phát triển như Seoul Hàn Quốc?
Mục lục
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
Vào tháng 6 tới, dự kiến đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được phê duyệt. Tổng diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch khoảng 11.000 ha; riêng sông Hồng chiếm 3.600 ha, đất bãi sông khoảng 5.480 ha. TP. Hà Nội đang nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng. Trong đó dự kiến 6 khu vực cho phép xây dựng tỷ lệ từ 5-15%; còn lại định hướng phát triển không gian mở. Hiện đất các bãi sông này đa dạng về loại hình. Gồm cả đất nông nghiệp và cả khu vực đã xây dựng; được định hướng xây dựng khu đô thị mới hiện đại, khu nhà ở sinh thái chất lượng cao. Công trình công cộng đô thị phục vụ dân cư hai bên bờ sông và nội đô.
Những ngày qua, quy hoạch sông Hồng cũng như quy hoạch Hà Nội là câu chuyện rất được quan tâm. Tại buổi công bố Báo cáo Nghiên cứu thị trường quý 1/2021, trong 5-10 năm trở lại đây. Hà Nội chủ yếu phát triển về khu vực phía Tây với rất nhiều khu đô thị lớn, chung cư; nhà ở thấp tầng cùng hàng loạt con đường mới được quy hoạch như đại lộ Thăng Long, vành đai 3, vành đai 3,5… kéo theo sự phát triển rất tốt của Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân… Quy hoạch ven sông Hồng sẽ tái định vị sự phát triển của Hà Nội không chỉ ở phía Tây mà sẽ phát triển cân bằng hơn.
Giá đất Hà Nội liên tục tăng cao
Nhận thấy một số khu vực nằm trong quy hoạch sông Hồng như khu dân cư và bãi Thượng Cát – Liên Mạc có mức độ quan tâm tăng 291%; các bãi Hoàng Mai khu vực Thanh Trì 1, Thanh Trì 2 tăng 137%. Ở phía bờ Đông sông Hồng, một số bãi cũng ghi nhận sự quan tâm rất lớn như Bắc Cầu, Long Biên – Cự Khối…Tất cả đều có lượng quan tâm tăng từ 73-75% so với quý 1/2020.
Theo đánh giá sự tăng trưởng này là tất yếu khi dọc sông Hồng đã được quy hoạch rất nhiều cây cầu. Tương lai sẽ có thêm khoảng 6 cây cầu nữa. Điều này giúp việc đi lại giữa bờ Đông sang bờ Tây ngày càng thuận tiện hơn. Biến động lượng quan tâm cho thấy thị trường bất động sản dường như đang đi trước một bước để đón đầu sự phát triển trong tương lai.
Trước tình trạng giá nhà đất Hà Nội liên tục sốt nóng theo quy hoạch. Một câu chuyện đặt ra là liệu Hà Nội có thể phát triển nóng như thành phố Seoul của Hàn Quốc? Bởi nhìn lại thời điểm cách đây 50-70 năm; quy hoạch Seoul có khá nhiều điểm tương đồng với Hà Nội hiện nay.
Ông Hiếu phân tích, nằm cạnh bờ sông Hàn, Seoul đã được Chính phủ Hàn Quốc phát triển từ năm 1950. Sau chiến tranh Triều Tiên. Giai đoạn 1950-1970 Seoul chủ yếu phát triển ở phía Bắc với nhiều khu vực thương mại truyền thống. Khoảng 20 năm sau, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục đưa ra chính sách phát triển khu vực phía Nam.
Hà Nội đang trong quá trình hình thành quy hoạch
Theo làn sóng phát triển những năm 1960, 1970, 1980… trải qua nhiều cột mốc phát triển…Có thể thấy trong vùng lõi Seoul bán kính 10km, 20km, 30km, 40km có rất nhiều khu đô thị mọc lên ở cả khu Bắc, Đông, Tây. Hiện nay vùng Seoul không chỉ có Seoul mà còn nhiều thành phố khác như Incheon, Hanam…Đây là nơi ở của hơn 26 triệu người. GDP của Hàn Quốc hiện tại khoảng 45.000 USD/người.
Còn Hà Nội thì sao? Khoanh vùng bán kính từ vùng lõi 10km, 20km, 30km, 40km Hà Nội. Nơi đây cũng có những khu vực phát triển xung quanh như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh… Hà Nội hiện có khoảng 8 triệu dân nhưng dân đô thị chỉ chiếm khoảng một nửa, bằng 1/6 so với Hàn Quốc.
Nếu so sánh sự phát triển của các thành phố Seoul, New York, Thượng Hải… Hà Nội mới chỉ đang trong quá trình hình thành quy hoạch; còn rất nhiều dư địa để phát triển. Nếu tốc độ kinh tế vẫn phát triển tốt, dân số đông lên, thì Hà Nội tất yếu sẽ có nhiều khu đô thị vệ tinh mở rộng dần về các vùng bán kính lớn hơn, 30km, 40km…
Ông Hiếu đánh giá, nếu Hà Nội có quy hoạch, tầm nhìn tốt, có chiến lược dài hạn của Chính phủ thì không chỉ có những thị trường nóng sốt trong vòng bán kính 20, 30km mà dự báo sẽ có nhiều khu vực phát triển nóng hơn, nhiều điểm nóng đất đai trong tương lai hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở, chất lượng cuộc sống, sự phát triển của thành phố…
Cẩn trọng trước khi đầu tư
Nhận định về hiện tượng tăng giá thời gian gần đây tại một số khu vực ven sông Hồng; các đơn vị nghiên cứu thị trường cho rằng, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 mới là bước đầu. Hãy lưu ý, từ quy hoạch cho đến triển khai thực hiện là một quá trình rất dài. Ở những dự án lớn như vậy thì có khi tới vài chục năm mới có tín hiệu triển khai thực tế.
Hiện, các quận huyện vẫn chưa điều tra, khảo sát tình trạng đất khu vực quy hoạch sông Hồng. Nên người dân cần thận trọng trước khi đầu tư. Đặc biệt, các thông tin giá đất “tăng dựng đứng” có thể là hiện tượng thổi giá. Các nhà đầu tư “nhảy” vào mua đất những khu đất này sẽ như “đánh bạc”.
Ngoài ra, giới chuyên gia cũng nhận định, những cơn sốt đất ảo mang lại nhiều hệ lụy nhưng nó cũng phản ánh được sức hấp dẫn khó cưỡng của phân khúc đất nền; cùng với đó là tâm lý ưa chuộng đầu tư đất của người Việt. Thực tế, bên cạnh những cơn sốt đất ảo chớp nhoáng thì cũng có những cơn sốt đất thật đáng đầu tư. Do đó, quan trọng nhất là tâm lý nhà đầu tư không đầu tư theo “bầy đàn”. Đặc biệt cần có sự tìm hiểu, nắm bắt thông tin nhanh nhạy của thị trường để xuống tiền hợp lý.
Nguồn: Batdongsan.com.vn