Nhiều nhà đầu tư đã bán ròng ra liên tục từ đầu năm, thế nhưng VN-Index vẫn liên tục đạt kỉ lục mới, đây là điều hoàn toàn trái ngược với những gì xảy ra những năm trước. Cứ 3 tháng, các chuyên gia đến từ Dragon Capital lại chia sẻ cho các nhà đầu tư về những xu hướng mới của thị trường. Trong buổi nói chuyện vào chiều ngày 9 tháng 4, tiến sĩ Lê Anh Tuấn đã nhắc đến một trong những thay đổi lớn nhất về xu hướng trong việc tăng nhịp ở thời gian gân đây đó là do ảnh hưởng của khối ngoại.
Đánh giá của chuyên gia
“Hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài đã dẫn dắt thị trường suốt chục năm gần đây, tuy nhiên gần đây khối ngoại không còn ảnh hưởng quá lớn”, ông Tuấn đánh giá. Giai đoạn 2017-2018, khối ngoại mua ròng thì thị trường đi lên, khối ngoại rút ra thì thị trường đi xuống. Tuy nhiên, trong một năm gần đây, khối ngoại đã bán ròng gần 3 tỷ USD nhưng thị trường vẫn tăng tốt.
Một trong những lý do là dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân; đối trọng với xu hướng bán ròng của khối ngoại. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tăng liên tục từ khi thị trường chạm đáy tháng 4/2020. Theo chuyên gia này, không chỉ đơn thuần là do đại dịch.
GDP bình quân đầu người theo số liệu của Tổng cục Thống kê đạt khoảng 3.700 USD. Con số này có thể cao hơn, đạt khoảng 5.000 USD. Kết quả này được ước tính dựa trên thu nhập bình quân nhân viên của 1.600 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, khoảng 10.000 USD mỗi người mỗi năm. Số doanh nghiệp này thuê trên 2 triệu lao động; chưa kể kinh tế nông thôn và doanh nghiệp FDI.
Yếu tố này quan trọng, bởi Đài Loan khi thu nhập bình quân đầu người vượt trên 5.000 USD; đã chứng kiến số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng rất mạnh. “Lúc này người dân không phải lo cơm áo gạo tiền, họ bắt đầu quan tâm các sản phẩm tài chính. Vì thế, số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam tăng gần đây không chỉ đơn thuần là người dân rảnh rỗi vì Covid-19”, ông Tuấn cho biết.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường
Một yếu tố khác là việc áp dụng định danh điện tử (eKYC) trong việc mở tài khoản. Trước đây, các khách hàng từ những tỉnh xa sẽ gặp khó trong việc tiếp cận thị trường chứng khoán. Vì việc mở tài khoản chỉ có thể thực hiện tại các thành phố lớn. Nhưng điều này đã thay đổi khi có eKYC. Theo chuyên gia Dragon Capital, những năm tới; mỗi tháng số tài khoản mở mới từ 50.00 – 70.000 sẽ là điều bình thường.
Đối với vấn đề nghẽn lệnh, đại diện Dragon Capital kỳ vọng với ý chí của các Sở giao dịch. Với sự quyết liệt của Chính phủ và sự tham gia của các tập đoàn lớn; hệ thống giao dịch tạm thời sẽ đi vào vận hành từ tháng 8/2021. Hệ thống mới của Hàn Quốc kỳ vọng có thể đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2022.
Nhà đầu tư cá nhân trong nước “cân” tất cả
Bên cạnh đó, theo thống kê từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 3.2021. Tổng cộng có hơn 113.000 tài khoản chứng khoán mở mới mà hầu hết từ nhà đầu tư cá nhân trong nước. Đây cũng là mốc kỉ lục về số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tại Việt Nam trong 1 tháng từ trước tới nay. Giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam vượt qua ngưỡng 3 triệu tài khoản.
Cũng tính từ tháng 3.2021 tới nay, dòng tiền đầu tư từ nhà đầu tư cá nhân trong nước đã giúp cân lại tình trạng bán ròng không chỉ của khối ngoại. Mà nhiều phiên còn từ khối tự doanh của các công ty chứng khoán. Theo đánh giá của các công ty chứng khoán, nếu HoSE không bị tình trạng nghẽn lệnh giao dịch. Không khó để sàn này đạt mức thanh khoản từ 18.000-20.000 tỉ đồng mỗi phiên.
Bà Bùi Thị Kim – Trưởng phòng kinh doanh Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – nhận định rằng. Ngay cả những phiên thanh khoản thị trường giảm; thì vấn đề là do yếu tố tâm lí khiến nhiều người thận trọng; hoặc không muốn bán ra giá thấp và mua vào giá cao. Thay vào đó cầm tiền trong tài khoản chờ điểm rơi hợp lí, chứ dòng tiền chưa rút khỏi thị trường.
Nguồn: Vnexpress.net