Kể từ khi có hiệu lực, Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương) đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho các công ty Việt Nam. Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang châu Mỹ tăng trưởng nhanh, đạt gần 90 tỷ USD. Hàng loạt đơn hàng trị giá hàng tỷ USD đang chờ các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một trong những thông tin đáng vui mừng đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cụ thể hơn về tin tức này.
Mục lục
Những lời ích Việt Nam đạt được từ CPTPP
Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá. Về cơ bản, những cam kết xóa bỏ thuế quan mạnh mẽ của CPTPP đã góp phần tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ cụ thể, tính riêng 10 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng dương. Trừ Australia giảm 13% do ảnh hưởng từ việc giảm mạnh xuất khẩu dầu thô sang thị trường này.
Tăng trưởng xuất khẩu tập trung vào các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu. Như điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; hàng dệt may. Đáng chú ý, một số thị trường mới trong CPTPP có mức tăng tốt ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực là Canada và Mexico. Cụ thể, 10 tháng năm 2019, xuất khẩu sang Canada tăng 28,6%. Xuất khẩu sang Mexico tăng 29%.
Kim ngạch nhập khẩu không có thay đổi rõ
Nhật Bản tuy không phải là một thị trường mới có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Nhưng nhờ tác động của CPTPP, xuất khẩu cũng tăng 8,9% trong 10 tháng năm 2019. Ở chiều ngược lại, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường các nước đã thực thi CPTPP trong 10 tháng năm 2019 về cơ bản là giảm hoặc tăng không đáng kể. Trừ tăng trưởng cao tại thị trường Australia (23,2%).
Do đó, cán cân thương mại đến từ hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước đã thực thi CPTPP là thặng dư 3,5 tỷ USD. Tăng 161% so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến, với mức độ cam kết sâu rộng trong Hiệp định CTPPP, trong bối cảnh các điều kiện kinh tế căn bản được giữ nguyên. Ngân hàng Thế giới (WB) tính toán xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,2%. Và với giả định có sự tăng trưởng về năng suất. Mức tăng xuất khẩu sẽ là 6,9% vào năm 2030.
Những mặt hàng được cho là thế mạnh của Việt Nam
Sáng 27/4, tại hội thảo “CPTPP, cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam”. Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Mỹ đạt gần 111,5 tỷ USD. Tăng 16% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 89,7 tỷ USD. Tăng 21,7%, chiếm 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bà Đỗ Thị Thu Hương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, với dân số Canada hơn 36 triệu người và giá trị nhập khẩu trên đầu người tại Canada luôn cao gấp đôi so với Mỹ. Canada là thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ nước này cũng ban hành nhiều chính sách hấp dẫn. Với nhiều mặt hàng được miễn thuế đến 0%. Đồng thời đưa ra hàng loạt dự án hỗ trợ hàng Việt Nam tiếp cận thuận lợi hơn với người dân Canada.
Xuất khẩu sang châu Mỹ tăng
Trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sang các đối tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ cũng tăng trưởng tích cực. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 15%, đạt 1,13 tỷ USD. Xuất khẩu sang Chile tăng 12%, đạt 321 triệu USD. Xuất khẩu sang Mexico tăng 17%, đạt 931 triệu USD. Và Peru tăng 35%, đạt 134 triệu USD…
Theo bà Hương, năm 2020, xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada tăng gấp 1,5 lần so với năm 2018 (thời điểm trước khi CPTPP có hiệu lực). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam có tiềm năng lớn tại thị trường này. Như: Thủy hải sản, nông sản, hàng dệt may, giầy dép, gỗ và các chế phẩm từ gỗ….
Xuất khẩu sang Mexico tăng mạnh
Ông Lưu Vạn Khang, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico cũng khẳng định, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mexico tăng mạnh trong 2 năm đầu CPTPP có hiệu lực. Theo đó, xuất khẩu năm 2020 của Việt Nam sang Mexico đạt hơn 3 tỷ USD. Trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Đạt 931 triệu USD.
Ông Khang cho biết, Mexico tiếp tục xóa bỏ các hàng rào thuế quan cho các nước trong tham gia CPTPP. Một số mặt hàng nước này có nhu cầu nhập khẩu từ hàng chục đến cả trăm tỷ USD trong thời gian tới. Gồm: Dệt may, điện thoại và linh kiện, giày dép các loại, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính…Đây đều là những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam. Do vậy, các DN Việt cần sớm nghiên cứu hiệp định. Tận dụng cơ hội từ thị trường này.
Những cơ hội mới cho hàng Việt Nam
Ngoài 2 nước ở Bắc Mỹ (Canada và Mexico) tham gia CPTPP, khu vực Nam Mỹ còn có 2 nước thành viên khác là Chile và Peru. Mặc dù cả 2 đều trong giai đoạn phê chuẩn hiệp định. Nhưng theo các tham tán thương mại, thời gian tới, hàng hóa Việt Nam sẽ có thêm cơ hội rất lớn tiến sâu vào toàn bộ thị trường Nam Mỹ. Bởi đây đều là cửa ngõ và trung tâm logistic của khu vực.
Bà Sài Thị Thu Thủy, Thương vụ Việt Nam tại Chile cho biết, năm 2020, trao đổi thương mại 2 chiều Việt Nam – Chile vẫn đạt 1,28 tỷ USD. Tăng 4,4% so với năm 2019. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt 1,02 tỷ USD, tăng 8,3%. Nhập khẩu đạt 265,5 triệu USD, giảm 8,1%. Theo bà Thủy, trong năm 2021, dự kiến Quốc hội Chile sẽ phê chuẩn CPTPP. Khi đó, hàng Việt Nam không những vào được quốc gia có 17 triệu dân này. Mà còn có thể vào các nước Peru, Bolivia thông qua mạng lưới FTAs của Chile, qua các kênh phân phối…
Doanh nghiệp Việt còn đối mặt với nhiều thách thức
Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) biết, dù CPTPP mở ra hàng loạt cơ hội cho DN tại khu vực châu Mỹ. Song DN Việt vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Như khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp. Thiếu thông tin cập nhật về thị trường.
Để tận dụng được cơ hội, theo bà Trang, các DN và hiệp hội cần chủ động tìm hiểu nhiều hơn về CPTPP. Các ưu đãi thuế quan… Sử dụng những nền tảng thương mại điện tử để giao lưu, kết nối hợp tác với DN tại các nước tham gia hiệp định. Cũng theo bà Trang, hiện tiêu chuẩn chất lượng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vẫn chưa đồng đều. Do vậy nếu muốn có chỗ đứng tại các thị trường này. DN Việt cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Chuyên sâu hơn vào những thị trường cụ thể, mặt hàng cụ thể.
Nguồn: Cafef.vn