Nhiều cổ phiếu của khu công nghiệp đi ngang thậm chí là bất động và còn giảm bất chấp việc VN-Index tăng nhiều gần đây. Thế nhưng để lâu dài thì vẫn còn nhiều tín hiệu tích cực. Giám đốc bộ phận môi giới thuộc của Mirae Asset Việt Nam; ông Huỳnh Minh Tuấn đã chia sẻ triển vọng chứng khoán bất động sản khu công nghiệp trong tương lai. Dòng cổ phiếu bất động sản này đã từng có bước đột phá mạnh mẽ trước đó. Nhưng từ đầu tháng 3, nhóm này đã giảm giá hoặc đi ngang bất chấp việc VN-Index tăng mạnh mẽ.
Mục lục
Dòng tiền chảy vào những cổ phiếu lớn
Dòng tiền gần đây tập trung chảy vào các cổ phiếu vốn hoá lớn là nguyên nhân giúp chỉ số đại diện cho sàn TP HCM tăng mạnh. Trong khi đó, cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp chủ yếu là nhóm vốn hoá vừa và đang ở vùng trống thông tin nên không hút được tiền trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nếu so sánh về chỉ số hiệu quả hoạt động kinh doanh gồm ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản). Các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đều vượt trội; so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn TP HCM. Trong thời gian tới, cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành này vẫn duy trì triển vọng tích cực dựa trên ba yếu tố.
Các yếu tố tác tích cực
Thứ nhất là hưởng lợi từ việc Chính phủ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển hạ tầng là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Hạ tầng được cải thiện không chỉ giúp thúc đẩy kinh tế mà còn kéo giảm chi phí logistic. Hiện chi phí logistic/GDP của Việt Nam là 25%; cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Nếu logistic được cải thiện và thời gian di chuyển tới cảng biển; sân bay rút ngắn thì các khu công nghiệp ở những vị trí thuận lợi sẽ hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.
Thứ hai là Việt Nam đã ký nhiều hiệp định tự do thương mại với hầu hết đối tác quan trọng. Cộng thêm chính sách hấp dẫn để hút dòng vốn FDI về Việt Nam. Hơn 10,13 tỷ USD vốn nước ngoài đã chảy vào Việt Nam trong quý đầu năm. Trong đó vốn thực hiện đạt 4,1 tỷ USD – cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Minh chứng rõ nét nhất là Foxconn, một ông lớn về sản xuất linh kiện cho Apple. Đang dịch chuyển nhà máy về Bắc Giang.
Thứ ba là những cam kết của Chính phủ về cải cách hành chính; chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại cũng đồng nghĩa nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nội tăng lên.
Triển vọng từ việc quy hoạch quản lý đất
Một trong những việc đầu tiên mà doanh nghiệp nội cũng như FDI cần thực hiện trước khi bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất là thuê đất, nhà xưởng. Do đó, các khu công nghiệp là những đối tượng đầu tiên hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn này. Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đang có mặt bằng giá hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hưởng lợi từ những triển vọng này mà sẽ có sự phân hoá trong ngành.
Những doanh nghiệp có năng lực quản lý khu công nghiệp tốt; đặc biệt còn dư địa quỹ đất để mở rộng sẽ có lợi hơn. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì chi phí giải toả mặt bằng để phát triển một khu công nghiệp không rẻ và nó sẽ kéo giá thành cho thuê đất lên cao. Sau cùng là các khu công nghiệp phải nằm ở vị trí thuận lợi. Có hưởng lợi từ những chính sách thúc đẩy đầu tư.
Dựa trên các yếu tố này, 3 doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp tiềm năng là Tổng công ty Idico (IDC); Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) và Công ty cổ phần Sonadezi Châu Đức (SZC). Đây đều là những doanh nghiệp có thâm niên, sức khoẻ tài chính tốt. Đặc biệt còn quỹ đất lớn ở vị trí thuận lợi. Triển vọng kinh doanh tích cực còn thể hiện qua các số liệu người mua trả tiền trước và doanh thu chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Tuy nhiên, đi cùng triển vọng lạc quan là rủi ro tiềm ẩn từ dịch bệnh. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại; việc đi lại và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng. Thì các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cũng bị tác động tiêu cực.
Theo các chuyên gia, sở dĩ cổ phiếu SIP tăng khủng nhờ lợi thế là một trong những chủ đầu tư khu công nghiệp niêm yết lớn nhất tại cụm công nghiệp miền Nam. Sở hữu 4 khu công nghiệp tại Tây Ninh khoảng 2.200 ha, Tp.Hồ Chí Minh 600 ha và Đồng Nai 500 ha. Tổng diện tích đất khu công nghiệp đạt tới 3.300 ha. Trong dài hạn, một số phân tích cho thấy; SIP có đủ năng lực tài chính để thực hiện kế hoạch mở rộng khu công nghiệp. Bao gồm khu công nghiệp Phước Đông giai đoạn 3 với tổng diện tích 933 ha và cung cấp dịch vụ nhà xưởng xây sẵn để cho thuê trong các dự án khu công nghiệp hiện hữu của công ty.
Kết quả kinh doanh ấn tượng
Với triển vọng của ngành cùng kết quả kinh doanh ổn định khi lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG trong 9 tháng 2020 tăng tới 64,7% so với cùng kỳ (vượt 181% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm) được nhận định là những yếu tố chính giúp cổ phiếu SIP đón nhận sự quan tâm của giới đầu tư. Không chỉ có những mã chứng khoán trên; phần lớn giá cổ phiếu trong nhóm này đều ghi nhận có mức tăng trưởng ấn tượng trên thị trường trong một quý đây. Chẳng hạn như cổ phiếu HPI của Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước tăng tới 109%; LHG của Công ty cổ phần Long Hậu tăng 24%; SZC của Công ty cổ phần Sonadezi Châu Đức tăng 20%…
Nguồn: Vnexpress.net