Đời sống, Sống đẹp

Bà giáo Vân dạy châm cứu thú y miễn phí cho sinh viên

Bà giáo Vân

Chắc hẳn mỗi khi nghe đến câu hỏi nghề nào được đánh giá cao quý nhất ở Việt Nam? Thì có lẽ ai cũng có thể nhanh chóng đưa ra đáp án cho câu hỏi này một cách dễ dàng. Câu trả lời đó chính là nghề giáo, nghề giáo viên xưa nay luôn được coi là một trong những nghề được quý trọng nhất. Bởi họ chính là những người trực tiếp truyền thụ kiến thức, dìu dắt những mầm non của đất nước. Vì vậy không phải bất cứ ai cũng phù hợp với nghề này, không phải cứ muốn thì sẽ trở thành những người thầy, người cô – những người dốc lòng đặt hết công sức, tâm huyết cũng như dành tình yêu, trách nhiệm to lớn đối với lớp trẻ đi sau, với xã hội. Bà giáo Vân là một trong những tấm gương sáng để những hậu bối noi theo vì những việc làm cao cả của lương tâm nghề giáo.

Bạn đọc hãy cùng chúng tôi khám phá quãng thời gian giảng dạy và những hành động vì cộng đồng, mang tính nhân văn sâu sắc trong bài viết dưới đây.

8 năm với hành trình giảng dạy và chữa bệnh miễn phí

Suốt 8 năm qua, bà Phạm Thị Xuân Vân ngày nào cũng bắt xe ôm đến phòng khám dạy sinh viên châm cứu thú y và chữa bệnh miễn phí cho chó, mèo. 7h hàng ngày, sinh viên khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có mặt tại phòng khám thú y cộng đồng để dọn dẹp, tắm rửa cho chó, mèo, trước khi bắt đầu buổi học. Mỗi sinh viên ôm một chú chó hoặc mèo, đặt vào xe tự chế và bắt đầu xoa bóp cho chúng. Ai cũng chuẩn bị sẵn ít giấy ăn để “thay bỉm” hoặc lau dọn chất thải của chó, mèo.

Bệnh nhân Mun

Bên chiếc bàn trải tấm thảm nhựa gai màu xanh ở cuối phòng, PGS.TS Phạm Thị Xuân Vân mái tóc bạc trắng, mặc áo blouse thủ thỉ vỗ về chú chó Mun giống poodle: “Ngoan nào, bà thương”. Bàn tay gầy guộc, nhăn nheo của bà thoa dầu gió rồi nhẹ nhàng xoa bóp, ấn huyệt hai chân sau của Mun.

Bệnh nhân Mun

Sau một đêm nằm mỏi, sáng hàng ngày, Mun được massage khoảng một tiếng, trước khi châm cứu. Lúc mới đến, Mun bị liệt, gầy trơ xương, chỉ nằm một chỗ chờ chết nhưng hiện đã tỉnh táo, có thể đứng và đi. Mun bệnh nặng nên cần ở lại phòng khám điều trị gần hai tháng.

Vừa khởi động cho Mun, bà Vân vừa quay sang chỉ cho Phạm Thị Phương Anh, sinh viên năm cuối khoa Thú y, vị trí huyệt hậu hải ở chó. Bà lưu ý các em phải xoa bóp đúng kỹ thuật, xoa theo đường kinh. Chân trước xoa từ dưới lên, chân sau từ trên xuống, còn lưng vỗ từ trước ra sau. Chó có cách tiếp cận khác mèo vì nghịch ngợm. Mèo khó chữa hơn vì lười biếng, hay tìm chỗ để nằm.

Bệnh nhân Tum

Quay sang chú mèo xám đen tên Tum đang được một sinh viên khác hướng dẫn tập đi, bà trò chuyện: “Đi đi con, đi ngoan bà yêu nhé”. Tum ở Bắc Ninh, ngã từ tầng 4 và liệt hai chân sau nhưng hiện đã có thể bước đi sau một tháng được châm cứu, bấm huyệt.

Tum

Công đoạn massage buổi sáng xong xuôi, nhóm sinh viên kê bàn, lần lượt cố định chó, mèo lên rồi bắt đầu các thao tác châm cứu, dưới sự giám sát và hướng dẫn của bà Vân. Thỉnh thoảng thấy sinh viên lóng ngóng, bà Vân hướng dẫn cách lần tìm huyệt và châm cứu. Chó, mèo kêu ré lên, sau đó bớt dần khi bà Vân cùng sinh viên vuốt ve, ghé tai động viên. Hiện, phòng khám có 21 chó, mèo được điều trị.

Một đời cống hiến với nghề

Từ năm 1953 đến 1958, bà Vân sang Trung Quốc học về thú y tại Học viện Nông nghiệp Hoa Nam và có thời gian giảng dạy, hướng dẫn sinh viên ở Đại học Quảng Tây. Sau đó bà về làm giảng viên, rồi Trưởng bộ môn Giải phẫu, từng giữ chức Phó khoa Thú ý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bà Vân đã nghiên cứu rồi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn châm cứu thú ý vào giảng dạy.

cống hiến với nghề

Về hưu năm 1995 nhưng tiếng tăm, tay nghề và chuyên môn của bà Vân được nhiều nơi biết đến, khiến bà luôn bận rộn. Ngôi nhà nhỏ 40 m2 gần trường Nông nghiệp chật kín sinh viên tới học mỗi chiều. Bà Vân cũng thường xuyên được đón đi châm cứu, bấm huyệt cho động vật. Những ai có chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò, ngựa… bị liệt đều mang đến nhờ bà chữa.

Mong muốn mãnh liệt truyền thụ kiến thức

Trong bất kỳ tình huống nào kể cả trong học tập; học sinh luôn cần có giáo viên là người cố vấn; người chỉ đường để định hướng giúp các em hoàn thành được mục tiêu của mình đặt ra. Họ sẽ giúp các em cách tư duy trong học tập, phương pháp học tập hiệu quả để có thể đạt được thành tích tốt nhất. Họ còn đưa ra những nhận xét khách quan để các em rút kinh nghiệm trong học tập và cả trong cuộc sống. Vai trò người cố vấn của giáo viên còn thể hiện ở chỗ sẽ là người khơi gợi lên những ý tưởng, những phương pháp để học sinh của mình tăng khả năng tư duy, giúp các học sinh trở nên năng động, sáng tạo hơn.

truyền thụ kiến thức

Với mong muốn có môi trường học tập, thực hành, giúp nâng cao tay nghề cho sinh viên; và thúc đẩy ngành châm cứu phát triển; bà Vân đề xuất với khoa Thú y bố trí phòng cho các em học. Năm 2013, Chi hội Châm cứu Thú y; thuộc Hội Châm cứu Việt Nam; ra đời do bà Vân phụ trách chuyên môn. Chi hội sau đó được khoa Thú y tạo điều kiện cho hoạt động tại Phòng khám Thú y cộng đồng.

Phòng khám Thú y cộng đồng

Đây là nơi điều trị cho chó, mèo, nơi giao lưu; trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm châm cứu thú y cho các sinh viên, cựu sinh viên; và những người yêu thích lĩnh vực này. “Tôi chưa từng nhận một đồng tiền chữa trị cho các con vật hay tiền học từ sinh viên. Tôi chỉ mong các cháu được thực hành nhiều; và chó, mèo mau khỏi bệnh”, bà Vân nói.

phòng khám cộng đồng

Sinh viên năm đầu sẽ tới phòng khám học hỏi, giúp việc; các bạn năm cuối được bà hướng dẫn cách điều trị, châm cứu. Những sinh viên sắp ra trường có kiến thức; và tay nghề được bà Vân giao phụ trách 4-5 chó, mèo; tập cách xoa bóp; cố định gia súc trên bàn châm, tập tiêm, xử lý máy điện châm; biết cách cắm máy điện châm và dần dần học vị trí huyệt.

Lan tỏa tình yêu thương động vật

Không chỉ dạy kiến thức, bà Vân còn truyền tình yêu thương động vật. Rèn cho các em biết yêu lao động, sự cẩn thận, tỉ mỉ và sạch sẽ. Hàng ngày, dù mưa hay nắng; bà vẫn đi xe ôm ra phòng khám từ thứ hai đến thứ bảy. “Tôi sẽ còn làm việc và hướng dẫn các cháu đến khi nào không thể mới thôi”, bà Vân nói.

lan tỏa tình yêu thương

Là một trong số sinh viên thực tập nhiều năm ở phòng khám; Phương Anh cho biết đã học hỏi được nhiều nhờ vừa học vừa trực tiếp điều trị. Cô học cách chăm sóc, yêu thương loài vật; và được truyền tình yêu nghề từ bà Vân.

Chó, mèo được xoa bóp, châm cứu miễn phí, hàng tháng chủ chỉ đóng 500.000 đồng gồm tiền ăn; giấy vệ sinh, kim châm và thuốc. “Các bạn ấy sẽ ăn ba bữa một ngày với thịt. Chúng thích ăn nhiều thịt và thiếu thịt sẽ không ăn. Chủ nuôi cũng gửi và đóng góp thức ăn cho chó, mèo ở đây”, Phương Anh nói.

Chia sẻ của người trong ngành

Nhắc đến nhà giáo ưu tú Xuân Vân; thầy Nguyễn Bá Tiếp, Trưởng bộ môn Giải phẫu tổ chức phôi thai học, khoa Thú y; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; bày tỏ ngưỡng mộ về sự uyên bác và đạo đức nghề nghiệp. “Bà Vân đã hướng dẫn và truyền đạt kiến thức miễn phí cho biết bao thế hệ sinh viên. Trong đó có tôi, tại phòng khám đó”, thầy Tiếp nói.

chia sẻ

Từng được bà Vân hướng dẫn tốt nghiệp và dìu dắt trong nghề. Thầy Tiếp đánh giá kiến thức của PGS.TS Vân rất rộng; thường xuyên được cập nhật; cả y học hiện đại lẫn cổ truyền. Ngoài kiến thức uyên thâm, kỹ năng châm cứu; tiêm của bà cũng tuyệt vời khi làm trực tiếp trên động vật. “Bà giáo Vân tâm huyết với công việc; rất chu đáo, cẩn thận. Với tôi, bà là tấm gương về nghề nghiệp. Đặc biệt tinh thần học hỏi và tình yêu nghề”, thầy Tiếp nói.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *