Sống Khỏe, Sức Khỏe Giới Tính

Bạn có đang trong tình trạng đau đầu vào ngày ” đèn đỏ” ?

Chu kỳ kinh nguyệt khiến chị em chúng ta khó ở

Phụ nữ chúng ta ai ai cũng từng trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Đây là chu kỳ chuyển đổi của cơ thể được diễn ra hoàn toàn bình thường. Dù là như vậy nhưng chu kỳ kinh nguyệt diễn ra còn kéo theo nhiều phiền phức khác như đau bụng, khó chịu hoặc đau đầu vào ngày ” đèn đỏ”. Dù cho cơn đau này cũng sẽ biến mất sau khoảng 2-3 ngày nhưng nó khiến việc sinh hoạt hàng ngày bị gián đoạn. Để giúp bạn có thể hiểu cơ thể mình và đồng thời để tìm ra giải pháp khắc phục thì hôm nay SongDep247 sẽ đồng hành cùng bạn tại đây.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Mary Jane Minkin – chuyên gia y khoa, bác sĩ phụ khoa kiêm giáo sư khoa sản tại Đại học Yale khẳng định rằng chu kỳ kinh nguyệt kéo theo cơn đau đầu là hiện tượng hoàn toàn có thật. Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Mọi người thường bị nhầm lẫn đau đầu với triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế, chúng cũng có thể được bắt nguồn bởi tình trạng rối loạn hormone trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Thời điểm các cơn đau là đầu xuất hiện là mối quan trọng giúp bạn xác định đúng nguyên nhân. Theo khảo sát thì không ít phụ nữ bị đau đầu ” ghé chào ” vào trước hoặc trong những ngày đầu tiên của chu kỳ. Theo bác sĩ Jane Minkin cho biết những cơn đau này thường tự biến mất sau 2-3 ngày. Rồi sẽ xuất hiện trở lại vào tháng tiếp theo trong chu kỳ.

Nguyên nhân gây nên cơn đau

Cơn đau đầu gây phiền phức cho chị em

Sheeva Talebian – chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ nội tiết tại phòng khám CCRM ở New York cũng chia sẻ rằng:

Estrogen là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này ở chị em. Hormone estrogen thường có xu hướng giảm mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt.

Trong quá trình rụng trứng xảy ra, khi nồng độ estrogen đạt mức cao nhất và hormone progesterone được tạo ra trong buồng trứng. Nồng độ hormone nữ lúc này được duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Nếu trứng không nhận được sự thụ tinh của tinh trùng sau một tuần hoặc lâu hơn, cơ thể lúc này sẽ bắt đầu tạm dừng sản sinh estrogen và progesterone. Từ nguyên do đó mà ” ngày đèn đỏ ” được xuất hiện và lặp lại mỗi tháng 1 lần.

Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh phụ nữ Hoa Kỳ cũng giải thích trong trường hợp này rằng sự sụt giảm hormone đột ngột ảnh hưởng một phần tới các hợp chất trong não. Điều này là nguyên do gây nên những cơn đau đầu khó chịu. Không chỉ dừng lại ở đó, mạch máu lưu thông hạn chế bởi cơ thể thiếu đi estrogen. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu này. Ngoài ra cũng có các yếu tố gián tiếp khác gây nên cơn đau đầu bao gồm:

  • Mất nước
  • Mất máu
  • Thiếu ngủ

Đây có phải tình trạng nghiêm trọng ?

Tùy vào cơ chế mỗi con người mà cơn đau đầu vào ngày ” đèn đỏ ” gây ra được chia thành nhiều mức độ. Cơn đau trải từ có thể chịu được đến nặng hơn. Cơn đau đầu có xu hướng bắt đầu bên một bên đầu rồi dần dần lan rộng sang khu vực còn lại. Các triệu chứng đau nửa đầu trong trường hợp cũng có thể khiến bạn cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng và lan cơn đau sang dạ dày. Dù tình trạng này không ảnh hưởng ít nhiều đến tính mạng. Song, nó khiến chị em phụ nữ thêm cáu kỉnh và khó chịu mỗi khi đến ngày.

Chúng ta hãy tham khảo các biện pháp đơn giản dưới đây để hạn chế cơn đau ập đến!

Biện pháp ngăn ngừa cơn đau đầu xảy ra

Bước đầu tiên để giảm thiểu tình trạng này là bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra cũng cần nghỉ ngơi điều độ và cần đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày. Trong trường hợp cơn đau có xu hướng kéo dài trong một thời gian. Lúc này bạn có thể thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn như:

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Naproxen trước ngày “đèn đỏ”

Những loại thuốc này có khả năng chống lại chứng viêm xảy ra do hiện tượng mất cân bằng hormone gây nên. Và chú ý rằng, chị em phụ nữ chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Đồng thời phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Có thể sử dụng thuốc để ngăn ngừa cơn đau

Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, bạn có thể ngăn ngừa cơn đau đầu bằng cách uống thuốc trong suốt cả một chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra không dùng giả dược để duy trì nồng độ estrogen ở mức cao. Kết hợp với ý định sử dụng thuốc, luôn luôn đảm bảo rằng sẽ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào về thuốc.

Nếu cảm giác buồn nôn đi kèm với những cơn đau đầu ập đến. Bạn tốt hơn hết nên tìm tới sự trợ giúp của chuyên gia/ bác sĩ. Họ sẽ có hướng điều trị và kê thuốc nhằm điều trị các triệu chứng đau nửa đầu nghiêm trọng.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài

 Nguồn: afamily.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *