Cổ phiếu Chứng khoán, Kinh tế thị trường

Diễn biến thị trường chứng khoán phức tạp khi dòng tiền đang chậm lại

Dòng tiền chảy vào thị trường chúng khoán chậm lại

Theo thông tin cập nhạt thì dòng tiền sáng nay giao dịch chỉ khoảng 70% so với ngày hôm qua. Thanh khoản một ngày còn thấp hơn 15%, mặc dù phiên giao dịch luôn bị nghẽn từ đầu giờ chiều. Việc áp lực bán gia tăng vào cuối ngày hôm trước và còn kéo dài sang tận ngày hôm sau. Điều này khiến Vn-Index tràn ngập sắc đỏ ngay buổi sáng. Xu hướng chính của cả ngày là sự giằng cơ, biểu đồ thị hình sin trong toàn buổi sáng. Sắc đỏ thị trường đã kéo giảm về 1230 điểm, tiếp theo là chỉ số tham chiêu cũng bị giảm ngay cả khi nhiểu cổ phiếu tăng giá.

Thị trường giằng co

Chốt phiên sáng, VN-Index giảm gần 5 điểm. Sang phiên chiều, lực mua chiếm ưu thế hơn giúp nhiều mã trở lại sắc xanh. Đà tăng đột biến của một số mã vốn hóa lớn, như MSN, NVL, HPG phần nào hỗ trợ xu hướng. VN-Index tăng tới khi đóng cửa, chốt phiên có thêm 0,6% lên 1.255,87 điểm. VN30-Index tăng hơn 1% đóng cửa trên 1.290 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index vượt trên tham chiếu.

Thị trường đang có sự giằng co

Ngoài diễn biến có phần giằng co, điểm khác so với phiên hôm qua là dòng tiền vào thị trường có phần chậm hơn. Đến hết phiên sáng, thanh khoản khớp lệnh trên HoSE chỉ bằng 70% so với phiên hôm qua. Giao dịch đến cuối phiên thấp hơn 15% dù phiên 13/4 thị trường nghẽn từ đầu giờ chiều.

Lực đỡ trong phiên hôm nay đến từ nhóm bluechip với đà tăng của một số mã chủ chốt. MSN chốt phiên tại mức giá trần, vượt gần 7%, HPG tăng 5,8%, NVL tăng 3,6%, CTG, VCB, SSI có thêm hơn 1%. Hơn chục mã bluechip còn lại vượt trên tham chiếu.

Cần đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý

Ngược lại, nhóm Vingroup tác động tiêu cực nhất tới chỉ số. VHM chốt phiên thấp hơn 2% so với tham chiếu, là mã giảm mạnh nhất VN30. Các mã còn lại như VRE, VIC, REE, VNM giảm dưới 1%. Khối ngoại hôm nay bán ròng đột biến xấp xỉ 1.000 tỷ đồng trên HoSE. Trong đó, VHM là mã bị bán mạnh nhất với khối lượng bán ròng gần 6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 600 tỷ đồng, VIC, VNM, CRE bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Bà Trần Hoài Thu, nhà đầu tư tại Hà Nội cho rằng, đảm bảo cân bằng được rủi ro và cơ hội, chiến lược phù hợp đối với đầu tư giá trị là tận dụng những phiên điều chỉnh của thị trường để tăng tỷ trọng các cổ phiếu nhóm VN30, bluechip và các mã có tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Đặc biệt, nhà đầu tư cần “ra vào” hợp lý. Chọn đúng mã cổ phiếu nhưng ra sai thời điểm sẽ bị giảm lãi, thậm chí lỗ.

Diễn biến thị trường rất phức tạp

Diễn biến thị trường năm nay sẽ rất phức tạp

Theo bà Thu, năm nay sẽ không có chuyện mua cổ phiếu rồi đóng bảng điện tử và sau 3 – 6 tháng bán đi chắc chắn có lãi. Diễn biến giao dịch như năm 2020 sẽ không lặp lại khi không ít cổ phiếu lập đỉnh giá lịch sử. Thị trường đã vận động theo hướng mới mà vẫn áp dụng cách đầu tư cũ sẽ không còn hiệu quả.

“Với diễn biến thị trường trong 3 tháng vừa qua. Tôi nghiệm thấy, mua khi thị trường điều chỉnh là chiến lược khả thi, đạt mục tiêu cổ phiếu tăng 10% là bán và lặp lại. Dĩ nhiên, không phải giao dịch nào cũng đạt kết quả như mong muốn; nhưng hiệu quả chung là khá cao đối với tôi”, bà Thu chia sẻ.

Hiện tại, nhà đầu tư này đã bán ra phần lớn cổ phiếu, các mã còn nắm giữ là do chưa đạt mục tiêu về giá. Trong tài khoản có tỷ trọng lớn tiền mặt, chờ giải ngân khi cơ hội xuất hiện rõ ràng hơn. Ưu tiên mua những mã đã có trong danh mục nhằm hạn chế rủi ro.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *