Kinh tế thị trường, Thông tin kinh tế

Fed khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ ổn định

Fed khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ ổn định

Theo ghi nhận từ phóng viên công tác tại Washington, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) ngày 28/4 cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ ổn định với lãi suất gần bằng “0”. Đồng thời tiếp tục mua một số lượng lớn trái phiếu để hỗ trợ sự phục hồi của cả nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 kinh hoàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cụ thể hơn từ tuyên bố này.

Tìm hiểu về Fed

Lịch sử ra đời

Fed hay cục dự trữ liên bang (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương Mỹ. Thành lập từ 23/12/1913.  Theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act”. Được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson. Với mục đích duy trì 1 chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định cho nước Mỹ. Vào năm 1910, vì lo ngại khủng hoảng tài chính và kinh tế. Khiến cho giới tinh hoa Mỹ tin rằng cần phải thay đổi hệ thống ngân hàng quốc gia. Mặc dù Đảng Cộng hòa và Dân chủ luôn tồn tại bất đồng trong nhiều lĩnh vực. Nhưng riêng vấn đề này cả 2 đảng đều thống nhất tin tưởng hệ thống tiền tệ hiện tại thiếu linh hoạt. Và không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế quốc gia.

Lịch sử ra đời

Sau nhiều tranh luận nảy lửa giữa các đảng phái. Cuối cùng vào tháng 11 năm 1913, Quốc hội đã thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang”. Dựa trên các ý tưởng của Aldrich Plan. Paul Warburg cùng nhiều chuyên gia được chỉ định điều hành hệ thống non trẻ này. Đến nằm 1915, Fed chính thức đi vào hoạt động đóng vai trò chủ chốt tài trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và phe liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Không chịu sự kiểm soát của chính phủ

Cục Dự trữ Liên bang gần như là 1 trong số ít các ngân hàng trung ương  trên thế giới không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ chính phủ. Đóng 1 vai trò độc lập. Mặc dù vẫn chịu trách nhiệm bởi cơ quan Hành Pháp. Nhờ vậy, các phán quyết đưa ra sẽ không phục vụ lợi ích cho 1 phe phái nào hết. Mà chỉ phục vụ cho người dân và các lợi ích công cộng. Ngoài ra, để tránh tập trung quá nhiều quyền lực vào ngân hàng tại New York. Cũng như tăng quyền lực cho các vùng nội địa. 1 hệ thống ngân hàng mới ra đời sẽ nằm ở 12 vùng trên khắp nước Mỹ.

Fed tuyên bố sẽ duy trì biên độ mục tiêu đối với lãi suất cho vay ở mức gần bằng 0

Sau hội nghị hoạch định chính sách kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Fed tuyên bố sẽ duy trì biên độ mục tiêu đối với lãi suất cho vay liên bang ở mức 0-0,25%. Fed cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục tăng lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc lên ít nhất 80 tỷ USD/tháng. Và trái phiếu được bảo đảm bằng thế chấp lên ít nhất 40 tỷ USD/tháng. Cho đến khi đạt được “tiến bộ đáng kể hơn nữa”. Nhằm hướng tới các mục tiêu về việc làm tối đa và ổn định giá cả.

Fed tuyên bố sẽ duy trì biên độ mục tiêu đối với lãi suất cho vay ở mức gần bằng 0

Về tình hình nền kinh tế Mỹ, Fed cho biết các chỉ số về hoạt động kinh tế và việc làm đã “gia tăng”. Trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và công tác hỗ trợ chính sách đang được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, Fed cho rằng cuộc khủng hoảng y tế hiện nay sẽ tiếp tục gây ra gánh nặng cho nền kinh tế. Cũng như “rủi ro đối với triển vọng kinh tế vẫn còn”.

Những tín hiệu sáng từ chính sách

Hồi tháng 3, Fed đã phát đi tín hiệu rằng lãi suất cơ sở của ngân hàng này sẽ duy trì ở mức gần 0 cho đến cuối năm 2023. Fed đã duy trì lãi suất ngắn hạn gần bằng 0 từ đầu đại dịch COVID-19. Và tiếp tục mua vào ít nhất 120 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng. Chương trình này khiến quy mô bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương Mỹ tăng lên gần 8.000 tỷ USD. Tức gấp đôi so với khi COVID-19 xuất hiện.

Những tín hiệu sáng từ chính sách

Những tín hiệu về thời điểm Fed thay đổi chính sách khả năng cao không xuất hiện khi FOMC kết thúc hai ngày họp từ ngày 27-28/4.  Các nhà đầu tư ngày càng tin lời các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ. Khi họ nói thậm chí khi nền kinh tế tăng trưởng “nóng” nhất gần 40 năm. Họ cũng sẽ không từ bỏ chính sách hỗ trợ cho đến khi đà phục hồi trở nên rõ ràng, vững chắc. Randy Frederick, phó chủ tịch giao dịch và phái sinh tại Charles Schwab đánh giá rằng “triển vọng kinh tế đang khá tốt. Miễn là Fed duy trì mọi thứ như hiện tại”.

Nguồn: Bnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *