Bất động sản, Thông tin Bất động sản

 Nhà đầu tư bất động sản săn tìm sản phẩm bắt đáy thị trường

tìm sản phẩm bắt đáy thị trường

Ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, các nhà đầu tư bất động sản bắt đầu bán tháo các sản phẩm cắt lỗ sâu nhằm thu hồi vốn.

Sau năm 2020 cầm cự để vượt qua khó khăn của thị trường bất động sản đóng băng, các nhà đầu tư đã không thể trụ được đến khi thị trường khởi sắc trở lại. Thời điểm dịch bệnh tái bùng phát trở lại, như giọt nước tràn ly, thị trường bất động sản bắt đầu báo tháo. Các nhà đầu tư nhiều vốn nhân cơ hội này để săn hàng tại đáy của thị trường.

Thị trường bất động sản cầm cự năm 2020

Thị trường bất động sản cầm cự năm 2020

Dịch Covid-19 tái bùng phát vào thời điểm trước Tết Nguyên đán. Đã đẩy nhiều nhà đầu tư bất động sản đã cố gắng cầm cự trong suốt năm 2020. Đến thời điểm dịch tái bùng phát; nhiều nhà đầu tư đã không thể “gồng gánh”. Họ buộc phải rao bán cắt lỗ sâu. Những nhà đầu tư sẵn vốn; nhân cơ hội này săn hàng, bắt đáy thị trường.

Tại một đại đô thị ở Gia Lâm (Hà Nội), làn sóng rao bán cắt lỗ dường như mạnh mẽ hơn. Thời điểm dịch bùng: trước và sau Tết Nguyên đán. Trên các hội nhóm, cộng đồng cư dân; số lượng chủ nhà rao cắt lỗ lên tới 200 triệu đồng/căn xuất hiện không ít. Chị Hoàng Linh, đầu tư căn hộ tại đây cho biết chị mua với mục đích đầu tư; được môi giới tư vấn “cho thuê ít nhất cũng được 10 triệu đồng/tháng”. Dịch bệnh phức tạp trong suốt năm 2020 là một trong những nhân tố khiến thị trường cho thuê ở đây rớt giá thảm hại với giá thuê phổ biến 3-6 triệu đồng/tháng.

Dù chịu áp lực trả lãi ngân hàng nhưng chị quyết không bán cắt lỗ như nhiều cư dân và vẫn hi vọng hết dịch. Thị trường cho thuê và mua bán căn hộ ở đây sẽ khởi sắc. Thế nhưng dịch bệnh bùng phát trước Tết Nguyên đán Tân Sửu khiến chị thực sự hoang mang; lo lắng mọi thứ sẽ không khá hơn trong năm 2021. Quá mệt mỏi, thời điểm trước Tết Nguyên đán; chị bắt đầu rao bán cắt lỗ 200 triệu đồng nhưng không có khách mua.

Săn tìm sản phẩm cắt lỗ

Săn tìm sản phẩm cắt lỗ

Anh Minh Tiến, một môi giới căn hộ cao cấp khu vực phía Tây (Hà Nội) cho biết trước diễn biến dịch bệnh bùng phát phức tạp thời gian qua. Nhiều nhà đầu tư trường vốn tiếp tục hành trình săn hàng cắt lỗ sâu. Họ biết những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính có thể không còn gắng gượng được sau hơn 1 năm cầm cự. Sau Tết, anh Minh đã môi giới thành công 2 căn hộ cao cấp, một ở Thanh Xuân, một ở Cầu Giấy với mức cắt lỗ lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi căn hộ.

Hai nhà đầu tư mua căn hộ này đều với mục đích cho thuê. Họ biết chủ nhà đều cần bán gấp do không gánh nổi lãi suất nên đều mặc cả, ép giá người bán. Anh Minh với vai trò đứng giữa đã phải rất cố gắng để cân bằng lợi ích hai bên. Nhưng cuối cùng người bán vẫn phải chịu mức cắt lỗ sâu lên tới hàng trăm triệu đồng.

Trong khi đó, theo chị Huỳnh Hoài Ân, một môi giới bất động sản chuyên bán hàng bất động sản nghỉ dưỡng thì việc đại dịch bùng lại thời điểm đầu năm và diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vốn đã cố gắng cầm cự trong suốt năm 2020 rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Những nhà đầu tư lao đao đó cho rằng với cú bồi dịch bệnh hiện tại thị trường không thể tốt hơn trong năm nay. Họ càng cố ôm bất động sản thì họ càng tự đẩy mình vào cảnh nợ nần chồng chất.

Cắt lỗ nhằm thu hồi vốn

“Nhiều nhà đầu tư phía Bắc theo trào lưu Nam tiến đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cắt lỗ lên tới 1/3 giá trị căn condotel hoặc lên tới 1/4 giá trị căn biệt thự biển nhằm mục đích bán được càng nhanh càng tốt”. Theo chị Ân, dù chưa giao dịch thành công. Nhưng những sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cắt lỗ sâu mà chị đang chào bán này. Nó đang thu hút mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư trực chờ cơ hội “bắt đáy” thị trường. “Khả năng trong tuần tới tôi sẽ bán được một căn condotel cắt lỗ tới 1/3 giá trị”, chị Ân cho biết.

Ông Phạm Văn Sủng, một cá mập trong mảng bất động sản cho biết. Ông luôn sẵn tiền trong tài khoản và chỉ cần sản phẩm tốt, cắt lỗ sâu ông sẵn sàng chuyển cọc ngay. Cả năm 2020 ông đã săn lùng các sản phẩm giá chạm đáy. “Sản phẩm cắt lỗ được tôi mua nhiều nhất trong năm 2020 là bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền.

Nhà đầu tư thông thái

Nhà đầu tư thông thái

Làn sóng cắt lỗ sâu này đang mạnh lên sau Tết. Tôi cũng mới gom được một số hàng ưng ý. Khi dịch được khống chế hoàn toàn. Đây sẽ là những phân khúc có sức bật mạnh nhất. Nếu dịch vẫn tiếp tục bùng lên các đợt phức tạp như vừa qua. Những nhà đầu tư vốn mỏng sẽ còn khó khăn hơn nữa. Và đây là cơ hội để những cá mập. Những nhà đầu tư trường vốn mua được các sản phẩm giá tốt”, ông Sủng cho biết.

Nhận định về các xu hướng săn bất động sản thời kỳ chạm đáy. Ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết: “Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau. Nhưng với những nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực bất động sản lâu năm. Họì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền của họ sẽ theo xu hướng chắc chắn, an toàn hơn. Nhưng bỏ tiền vào bất động sản cũng chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất”.

Trước những tác động nặng nề của dịch Covid-19 đối với thị trường bất động sản. Giá đất giảm “kịch sàn”, nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa và nhiều nhà đầu tư đã rút lui khỏi thị trường; ngành bất động sản thực tế vẫn tiếp tục “sống”. Bởi thời thế khó khăn chính là cuộc chơi của những nhà đầu tư khác biệt.

Nguồn: Batdongsan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *