Bất động sản, Thông tin Bất động sản

Nhiều người đứng ngồi không yên khi ăn theo siêu dự án tại Đan Phượng

Nhiều người đứng ngồi không yên

 Nhiều nhà đầu tư bất động sản đã đổ xô về săn đất đầu tư tại Đan Phương, Hà Nội khi có thông tin Vingroup sẽ đầu tư siêu dự án tại đây.

Năm 2019, theo thông tin của giới bất động sản, Tập đoàn Vingroup sẽ đầu tư siêu dự án tại 4 xã Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập và Liên Hà của huyện Đan Phượng. Thông tin này đã khiến cho đất trong khu vực liên tục tăng cao. Nhiều nhà đầu tư đã xuống tiền để đầu cơ. Tuy nhiên, siêu dự án này vẫn im ắng trên thị trường. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư ôm đất đứng ngồi không yên.

Giá đất tăng khi có thông tin dự án

Giá đất tăng khi có thông tin dự án

Vào năm 2019, ăn theo thông tin siêu dự án. Nhiều mảnh đất dịch vụ ở Tân Hội giá tăng từ 40-44 triệu đồng/m2 lên mức 55-57 triệu đồng/m2 trong 2 tháng. Đất thổ cư sát ngay siêu dự án thuộc Tân Hội giá cũng tăng từ 40-42 triệu đồng/m2 lên mức 47-48 triệu đồng/m2. Đất trong các ngõ to, ô tô tránh nhau, giá cũng tăng từ 18-22 triệu đồng/m2 lên mức 20-25 triệu đồng/m2.

Không chỉ đất Tân Hội, đất mặt đường 422 Tân Lập, giá cũng tăng từ 48-52 triệu đồng/m2 lên mức 53-56 triệu đồng/m2 so với thời điểm đầu năm. Đất Tân Lập trong các ngõ to thuộc Hạnh Đàn, Bình Minh. Giá bán cũng tăng từ 18-21 triệu đồng/m2 lên mức 20-24 triệu đồng/m2. Đất tại Liên Hà, Liên Trung trong ngõ 2 ô tô tránh nhau cũng tăng từ 16-19 triệu đồng/m2 lên mức 18-22 triệu đồng/m2…

Thế nhưng trong khi những cá mập “mua bán” đợt đầu đều “ăn đậm”. Rất nhiều nhà đầu tư “đến sau” cũng ôm đất với mục đích lướt sóng. Họ phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng đều trải qua một năm 2020 “đứng ngồi không yên”. Anh Huấn, một môi giới khu vực này cho biết, rất nhiều nhà đầu tư kì vọng giá tăng mạnh theo siêu dự án để chốt lời. Họ đã mòn mỏi đợi chờ từ 2019 đến hết năm 2020. Nhưng đến nay siêu dự án này vẫn chưa mở bán. Những nhà đầu tư lướt sóng đã không còn đủ sức cầm cự.

Vay ngân hàng để đầu tư

Vay ngân hàng để đầu tư

“Đầu tư theo siêu dự án, dân đầu tư đều xác định lướt sóng nên phần lớn là vay ngân hàng. Nhưng trong suốt năm 2020, siêu dự án vẫn chưa có động tĩnh. Điều nay khiến những nhà đầu tư vốn ngắn lao đao vì lãi ngân hàng. Nhiều nhà đầu tư buộc phải rao bán cắt lỗ”, anh Huấn chia sẻ thêm.

Tháng 8/2019, bà Nguyễn Minh Phượng mua đất gần siêu dự án vào thời kỳ đỉnh điểm sốt với mức giá 57 triệu đồng/m2. Bà tin vào lời môi giới và đầu nậu đất là vào đầu năm 2020 khi siêu dự án ra hàng, sẽ bán ra để kiếm lời. Thế nhưng bà đã đợi từ 2019 đến thời điểm hiện tại; siêu dự án vẫn chưa có động tĩnh mới. Trong khi đó, số tiền để mua đất, bà vay ngân hàng phần lớn.

Thời kì Covid-19, công việc kinh doanh của bà cũng gặp khó khăn; khoản vay đầu tư mua đất càng trở nên nặng gánh; không chịu được lãi suất ngân hàng. Bà rao bán cắt lỗ từ giữa năm 2020 và đến tháng 12/2020 mới bán được với giá 43 triệu đồng/m2. “Tôi mua vào đúng lúc sốt đang trên đỉnh nên mua phải giá cao nên đến khi cắt lỗ; cũng đành cắt lỗ sâu mới bán được”, bà Phượng cho  biết.

Không thể gồng gánh lãi ngân hàng

Ông Phạm Văn Khiêm cũng buộc phải bán cắt lỗ đất gần siêu dự án tại Đan Phượng. Ông không thể gồng gánh được cả gốc và lãi để trả ngân hàng. Nhiều môi giới khuyên ông Khiêm cố gắng tiếp tục chờ đợi. Vì siêu dự án khởi công chỉ là chuyện sớm muộn. “Tôi không thể đợi thêm vì tiền đầu tư chủ yếu là vay ngân hàng, lãi mẹ đẻ lãi con. Đợi chờ thêm càng đẩy tôi lún sâu vào cảnh nợ nần”. Trước Tết, ông Khiêm đã cắt lỗ 5 triệu đồng/m2 so với giá mua trước đó là 47 triệu đồng/m2 để thu tiền về.

Trao đổi với PV, anh Huấn môi giới nhận định dự án khởi công hay mở bán chỉ là chuyện sớm muộn. Những nhà đầu tư lao đao đều là những nhà đầu tư vốn mỏng, đầu tư theo đám đông, tin đồn. Nên không trụ được khi thị trường không thuận lợi như dự tính. Cũng theo anh Huấn, những nhà đầu tư trường vốn vẫn đang găm hàng chờ thời.

Không thể gồng gánh lãi ngân hàng

Sốt thật hay chỉ là chiêu trò “làm nóng thị trường”?

Đại dịch Covid-19 đã khiến thị trường bất động sản Việt Nam bị “đóng băng” trong nửa năm. Hàng trăm sàn giao dịch phải đóng cửa, và giới “cò” đất trong thời điểm này đều ngồi chơi, chờ đợi dịch bệnh đi qua. Chính vì vậy, từ giữa năm 2020 đến nay, khi dịch bệnh đang được kiểm soát; thị trường bất động sản được phép hoạt động trở lại; nhiều “cò” đất đã phải bắt tay vào “làm nóng thị trường”, tạo ra nhiều chiêu trò để “bẫy” nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.

Ông Đính cho rằng, khi thị trường vẫn còn đang gượng dậy sau dịch. Nhiều cò đất lợi dụng thông tin này thổi giá làm thị trường ấm lên. Sau khi có một ít “sóng”, nhóm cò đất này lại nâng giá rồi bán một số lô. Đồng thời giữ lại một số để cuối cùng thổi lên lần 3 với mức giá tăng gấp 3 – 4 lần. Những cơn sốt này thực tế chỉ kéo dài trong 7 – 10 ngày.

Nói về những cơn sốt đất diễn ra chóng vánh. Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, bản chất mọi hiện tượng sốt đất đều bắt nguồn từ các thông tin về quy hoạch, đầu tư hạ tầng của các địa phương. Để tránh “sập bẫy” giá ảo, người mua cần tìm một công ty môi giới uy tín để hỏi thông tin. Người dân cũng cần tự trang bị cho mình những thông tin về quy hoạch; tiềm năng khai thác của khu vực đất dự định mua.

Nguồn: Batdongsan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *