Đời sống, Sống đẹp

Tình thầy trò thiêng liêng qua ước mơ nhỏ của cô giáo vùng cao

tình thầy trò

Nếu cha mẹ cho chúng ta cơ hội xuất hiện trên cõi đời này, cho chúng ta một hình hài hiện hữu ở thế giới thì thầy cô chính là những người cho chúng ta kiến thức, là những người ươm mầm cho tương lai, chèo lái con thuyền đến bến bờ tri thức. Tình thầy trò thực sự đáng trân quý và là một tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Tấm lòng hết mực yêu thương và nhân phẩm đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng mà người làm thầy phải luôn ghi nhớ và mang theo suốt quãng đời dạy học của mình. Một khi đã quyết định theo đuổi ngành sư phạm, người học làm thầy, làm cô luôn phải ý thức rằng dạy học trước hết là dạy bằng tấm lòng nhân ái và yêu thương đồng thời nêu cao gương sáng để các em học sinh học tập trở thành con người tốt.

Người thầy có trái tim nhân hậu, có tấm lòng vị tha, biết tha thứ lỗi sai của học trò, biết lắng nghe những mảnh đời bất hạnh để dìu dắt và bảo vệ các em, biết sẻ chia và sưởi ấm cho học trò của mình. Đó là một tấm gương sẽ soi sáng cho học sinh lớn lên và trở thành một người tốt cho xã hội. Nói về tấm gương trong nghề giáo, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung – là một cô giáo trẻ ở cùng cao Tây Nguyên – hằng ngày đau đáu với ước mơ có một căn bếp riêng cho đám học trò nhỏ tội nghiệp.

Cô giáo trẻ vùng cao

Cô giáo trẻ vùng cao

Nhiều người hỏi cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung (Trường tiểu học Võ Thị Sáu, xã Đắc Nang, H.Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) mong muốn cô muốn thực hiện nhất là gì, cô nói chỉ mơ có một gian bếp riêng để nấu cơm cho đám học trò nhỏ không phải đói lả khi đến trường. Tình thầy trò giữa cô giáo và đám học trò nhỏ thật đáng trân quý. Từ năm 2016 đến nay, cô Huỳnh Thị Thùy Dung tổ chức quyên góp nấu cơm cho học sinh ăn trưa tại trường.

Mỗi tuần chỉ 3 bữa no

Với học sinh ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, cô Huỳnh Thị Thùy Dung (31 tuổi) giống như “cô tiên” mang lại những điều kỳ diệu cho nhiều lứa học trò. 8 năm về trường dạy (từ năm 2010) là có 7 năm cô Dung đi vận động xin áo ấm, dép, xe đạp, thực phẩm… cho học sinh của trường. Tình thầy trò thật đáng quý biết bao!

tình thầy trò thiêng liêng

“Hầu hết học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, người Dao, người Sán Dìu, người Tày… Nhiều em nhà rất xa, điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi rẫy, các em tự chăm sóc, tự lo cơm nước, đi học. Mỗi ngày học sinh đi bộ vài cây số để đến trường. Mùa khô còn đỡ chứ mùa mưa, đường trơn trượt, lầy lội, đi lại khổ lắm. Đến bây giờ, gần trường vẫn có một cái lán do phụ huynh dựng tạm cho các em ở và đi học. Gần 20 em ở đấy, đứa lớn trông đứa nhỏ. Tới bữa ăn chỉ có cơm, thỉnh thoảng có rau, cá khô. Những ngày không có gì ăn thì ăn cơm với nước lã, muối. Nhìn các em thương lắm”, cô Dung kể.

Dù khó khăn vẫn kiên trì

Thương học sinh, 2 năm nay, cô Dung cố gắng duy trì đều đặn mỗi tuần tổ chức 2 bữa cơm tại trường. Đầu năm nay, có một nhà hảo tâm tài trợ một bữa ăn nữa, vậy là mỗi tuần các em có 3 bữa no. Chi phí một bữa ăn cho hơn 160 HS là 900.000 đồng, mỗi tuần 3 bữa là 2,7 triệu đồng, mỗi tháng hết khoảng 10,8 triệu đồng.

tình thầy trò giúp cô kiên trì

“Với những người dân ở đây, khoản tiền này là rất lớn. Tôi chỉ ước sao có thể cho các em học sinh ăn đủ 6 buổi học, không phải đi bộ về nhà, các em có thêm thời gian nghỉ ngơi để học tốt hơn”, cô Dung tâm sự. “Nhiều người cũng hỏi sao giáo viên mà hay đi xin đồ, ai cho gì cũng lấy. Được cái mình không ngại. Mình ráng chịu cực, xin được đồng nào thì học sinh được no bụng, có sức đến trường, vậy là mình vui rồi”, cô Dung chia sẻ.

Việc nhỏ, thay đổi lớn

Cô Đoàn Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường Võ Thị Sáu, cho biết: “Từ ngày cô Dung về, đặc biệt từ năm 2016 tới nay, với hoạt động quyên góp, nấu cơm trưa cho học sinh , cả trường thay đổi hẳn. Ngày trước các em học buổi sáng, buổi trưa về nhà thì không quay lại trường nữa. Từ lúc có bữa cơm trưa ở trường, học sinh ăn xong, nghỉ tại chỗ, buổi chiều học tiếp. Tỷ lệ nghỉ học giữa chừng giảm hẳn, sĩ số lớp các năm được duy trì. Chúng tôi đã có nước sạch cho học sinh uống, có thư viện đọc sách cho học sinh …”

Việc nhỏ, thay đổi lớn

“Từ quá trình vận động quyên góp, mình nhận ra nhiều thứ. Đặc biệt là ý thức về sức mạnh của tập thể và nỗ lực tự thân. Hồi trước trường chưa có thư viện đọc sách cho học sinh, mình đi vận động được 4,9 triệu đồng. Còn thiếu 10 triệu, vậy là lại đem ra tập thể bàn; các phụ huynh mỗi người góp một chút; thế mà đủ tiền để xây chòi đọc sách cho học sinh. Hệ thống nước sạch được các công ty tài trợ. Nhưng chi phí mua máy bơm và trả cho người phục vụ nước tận phòng học; là do phụ huynh đóng góp. Mỗi bên cùng chung tay, tùy theo sức của mình; đóng góp chút sức chăm lo cho học sinh ”, cô Dung cho biết.

Ước mơ nhỏ

Ở nơi này, gia đình nào khổ quá, con ốm đau không tiền chạy chữa; phụ huynh cũng đến hỏi cô Dung. Như trường hợp gia đình anh Hạng A Chừ, có 6 người con. Nhưng có 2 cháu bị bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh. Gia đình nghèo không có tiền chạy chữa. Tình thầy trò thôi thúc cô giáo lại đi vận động đưa các con anh Dừ đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM chữa trị. Đến nay đã chữa được 5 đợt; các em dần khỏe lại nhưng vẫn phải duy trì thuốc. “Tôi rất biết ơn những nhà hảo tâm. Đặc biệt là biết ơn cô giáo Dung; người kết nối giúp gia đình chúng tôi có tiền đưa các con đến bệnh viện. Nhờ thế các em đỡ đau đớn, dần hòa nhập với cuộc sống bình thường”, anh Chừ nói.

ước mơ nhỏ

Khi được hỏi về mong ước cô muốn thực hiện nhất; cô Dung chia sẻ: “Tôi chỉ mong năm mới có tiền; để xây bếp ăn tập thể; chủ động nấu cơm cho học sinh tại trường. Vì hiện nay trường vẫn nhờ một hộ dân gần đấy nấu hộ. Lỡ một ngày chủ nhà bận việc không muốn nấu cơm cho mình nữa; thì không biết sao. Tôi cũng mong có thể xây được một cái lán nhỏ ở khuôn viên trường; cho học sinh vào nghỉ trưa. Nhiều em sau khi ăn xong; nằm vật vạ khắp nơi chờ buổi chiều đi học, thấy tội lắm. Chỉ mong các em có chỗ ăn, chỗ nghỉ để yên tâm học tập”.

Nguồn: Thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *