Đời sống, Xu hướng

TPHCM đang trở thành xu hướng du lịch

TPHCM đang trở thành xu hướng du lịch

Ngoài TPHCM ra, còn có rất nhiều địa phương du lịch khác nữa. TPHCM cũng chẳng phải là một địa điểm du lịch mới mẻ gì cả. Có lẽ từ lâu, thì nó vẫn là một nơi du lịch hot trên cả nước. Thế nhưng gần đây, xu hướng du lịch tại Hồ Chí Minh lại tăng cao hơn rất nhiều. Thậm chí trong toàn bộ các địa dành hàng đầu Việt Nam, HCM trở thành nơi có số lượng đặt phòng nhiều nhất. Tại sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân mà bỗng dưng HCM vượt trội hơn Đà Nẵng, Đà Lạt, Hà Nội hay Vũng Tàu về lượng khách du lịch.

Thống kê xu hướng du lịch HCM

Nghiên cứu được thực hiện bởi Booking – một trong những nền tảng du lịch trực tuyến. Theo đó, quãng đường di chuyển trung bình của du khách Việt đã giảm 33% (629 km) so với cùng kỳ năm 2019 (932 km) cho mỗi lượt đặt phòng. Tỉ lệ này được tính dựa trên yêu cầu đặt phòng của du khách Việt. Tuy vậy, con số này vẫn được đánh giá là cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu, hiện đã sụt giảm đến 63%.

Các số liệu cũng cho thấy trước tác động của Covid-19, du lịch nội địa đang tăng trưởng chưa từng có. 96% tổng quãng đường du lịch của người Việt là ở trong nước. Cùng kỳ năm ngoái, con số này chỉ ước đạt 52%. Về cơ sở lưu trú, resort là lựa chọn hàng đầu của du khách Việt, tiếp đến là nhà nghỉ dưỡng, khách sạn căn hộ, khách sạn và căn hộ cho thuê.

Thống kê xu hướng du lịch HCM

Các điểm đến địa phương

Về điểm đến, nhiều du khách có xu hướng tìm kiếm những nơi không quá phổ biến. Thậm chí là ít khách ghé thăm trước đây. Các bãi biển và vùng duyên hải được khách chọn lựa nhiều hơn so với năm 2019. Ví dụ như Cam Ranh; Thanh Hóa; Cửa Lò; Sầm Sơn và Quy Nhơn. Kết quả này được tính dựa trên 100 điểm đến được người Việt đặt dịch vụ du lịch nhiều nhất Việt Nam.

Bên cạnh đó, các thành phố lớn và điểm du lịch phổ biến vẫn chiếm ưu thế. TP HCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Đà Nẵng và Đà Lạt là những địa danh đứng đầu. Tất cả đều trong bảng xếp hạng những điểm đến được đặt chỗ nhiều nhất. Còn lại là Nha Trang, Phú Quốc, Hội An, Quy Nhơn, Hạ Long.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra những biến chuyển của xã hội trong năm 2020. Nó đã ảnh hưởng đến hành vi du lịch và lựa chọn của du khách. Xu hướng du lịch đang thay đổi, khi nhiều người Việt vốn ưa chuộng các điểm đến xa. Hiện nay đã chuyển sang khám phá các địa phương lân cận.

Sơ lược về TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh còn gọi là Sài Gòn. Đây là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương. Thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Tổng diện tích 2.061 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày một tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người. Chiếm 8,34% dân số Việt Nam. Mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2020, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người. Và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.

Sơ lược về TPHCM

Tình trạng kinh tế

Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu. Thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP). Và là chiếm 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 nghìn tỷ đồng. Mức giá được so sánh với 2010 là đạt 991.424 tỷ đồng. Dựa số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại. Chỉ số đã tăng 1,39% so với năm 2019. Dóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước.

GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người (Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh) xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VN đồng / tháng cao thứ hai cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế nhất định.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *