Đời sống, Món ngon mỗi ngày

Nét đẹp ẩm thực miền Tây: Mứt me Cái Vồn

Nét đẹp ẩm thực miền Tây: Mứt me Cái Vồn

Nét văn hóa ẩm thực xuất hiện ở mọi vùng miền, mọi ngõ ngách của cuộc sống. Đây hứa hẹn là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất mà bạn nên thử một lần trong đời. Điểm độc đáo nằm ở chỗ mỗi món ăn ở mỗi địa phương là biểu tượng tiêu biểu cho nét ẩm thực vùng miền ấy. Thưởng thức để cảm nhận, khám phá mới thấy được vẻ đẹp cũng như giá trị thiêng liêng của nét văn hóa đẹp đẽ này. Hãy cùng chúng tôi khám phá điều gì làm nên sự độc đáo ấy.

Ẩm thực miền Tây

Về miền Tây, có lẽ bạn sẽ cùng nhận định như tôi. Rằng không đâu làm mứt me (ảnh) ngon và sạch hơn làng mứt Cái Vồn (P.Cái Vồn, TX.Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Làng nghề đang có trên 60 hộ chuyên làm mứt với hơn 200 lao động. Những ngày đầu tháng 3 này, làng mứt Cái Vồn vui như mở hội. Hàng trăm lao động với đủ lứa tuổi, giới tính đang lao động tất bật ngày đêm. Làm đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường. Tiếng nói, tiếng cười phấn khởi râm ran trên những khoảng sân rộng. Sản phẩm chủ lực tại đây là 2 loại mứt me và mứt chùm ruột.

Ẩm thực miền Tây

Bà Nguyễn Thị Kim Liên khẳng định: “Làng nghề này không ai sử dụng đường hóa học hay bất kỳ các chất gây màu, các chất phụ gia khác. Nên luôn giữ được chữ tín trên thương trường. Mỗi ngày chúng tôi xuất bán từ 1-1,2 tấn mứt thành phẩm. Ngày Tết sẽ tăng hơn từ 2-3 lần. Năm nay giá tăng nên làng nghề này vui lắm”.

Luôn giữ chữ tín, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Giá thành chấp nhận được, cách chế biến gia truyền độc đáo. Tạo được việc làm và nguồn thu nhập khá ổn định cho hàng trăm lao động. Đó là bí quyết tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả từ làng nghề làm mứt Cái Vồn hôm nay.

Chế biến đơn giản, hương vị khó quên

Chia sẻ về cách chế biến mứt me truyền thống, theo lời kể của các lao động nơi đây. Đầu tiên họ chọn những trái me to, bóng, vỏ mỏng, hạt nhỏ. Lưu ý, không dùng các loại me Thái Lan, me ngọt để làm mứt. Vì sẽ không đạt yêu cầu về độ thơm ngon, bảo quản không được lâu. Dễ có mùi chua, me không săn chắc.

Vì vậy, nguồn me nguyên liệu được các cơ sở chế biến mua ở tỉnh Trà Vinh, An Giang, Bến Tre. Đặc biệt, toàn bộ cơ sở chế biến tại đây tuyệt đối không sử dụng hóa chất. Dùng tẩm ướp, tạo mùi, tạo màu nên rất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chế biến đơn giản, hương vị khó quên

Sau khi rửa sạch, me nguyên liệu được ngâm vào nước muối mặn khoảng 2 tiếng rồi vớt ra để lột vỏ rất dễ dàng, sau đó tiếp tục ngâm vào nước muối lần thứ 2 khoảng 48 tiếng, với độ mặn ít hơn 20% so với nước muối ban đầu. Tiếp đến, dùng dao nhỏ tách hạt ra khỏi trái me và xả lại với nước sạch, ngâm chúng trong 24 giờ để giảm bớt độ mặn thấm vào trái me.

Công đoạn tiếp theo là vớt me phơi khô trên các tấm bạt ni lông và để nơi khô ráo có nhiều ánh nắng khoảng 12 giờ, rồi bắt đầu trộn đều với đường cát trắng. Sau đó, đưa vào các hũ chứa, để từ 10 đến 12 ngày cho chúng thấm đều là có thể dùng được. Hiện nay giá bán mỗi ký mứt me khoảng 110.000 đồng, là đặc sản được ưa chuộng của Cái Vồn nói riêng và Vĩnh Long nói chung.

Nguồn: Thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *